Đa số Laptop cũ có giá thành khá rẻ, thậm chí là rẻ hơn 50% so với một số laptop mới. Đây có thể là sự lựa chọn tuyệt vời cho học sinh, sinh viên hoặc người đi làm muốn sở hữu một chiếc laptop cấu hình tốt, đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Nếu sử dụng laptop chỉ với mục đích cơ bản được đảm bảo chất lượng vẫn là một món đầu tư hời hơn so với việc mua một chiếc laptop mới có giá thành gấp đôi, thậm chí gấp ba. Bởi những chiếc laptop cũ có mức giá rẻ hơn rất nhiều mà vẫn có thể đáp ứng được các tác vụ cơ bản như: lướt web, xem phim, chỉnh sửa ảnh, các tác vụ văn phòng thậm chí là cả dựng phim, chơi game. Vậy, lý do gì chúng ta phải bỏ ra một số tiền lớn mua một chiếc laptop mới trong khi với số tiền đó có thể sở hữu được tới tận 2 chiếc laptop cũ mà cấu hình không thua kém là mấy?
Nên chọn mua laptop cũ hay laptop mới?
Lợi ích và rủi ro khi mua laptop cũ?
Mua laptop cũ chắc chắn sẽ tồn tại 2 mặt lợi và hại song song nhau. Khi chấp nhận mua laptop cũ thì người dùng cần phải cân nhắc, để có thể mua được một chiếc laptop cũ chất lượng, giá rẻ nhưng đồng thời chắc chắn sẽ gặp phải một số rủi ro nhất định.
Lợi ích
+ Hiệu năng/giá thành
Khi mua một chiếc laptop cũ, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng khi chi tiêu thông minh mà vẫn mang lại giá trị hữu ích trong công việc và học tập.
Ví dụ, nếu bạn là sinh viên đang theo học hoặc mới tốt nghiệp trường kiến trúc, thiết kế và có nhu cầu về việc mua laptop để phục vụ cho công việc thiết kế của mình nhưng trong tay chỉ có khoảng 15 triệu đồng. Với mức giá này, bạn chỉ có thể mua được những mẫu laptop văn phòng mới có cấu hình cơ bản như sử dụng CPU Intel Core i5 dòng U hoặc mới nhất cũng chỉ là dòng G, RAM 8GBx1 thanh, ổ cứng SSD có dung lượng vào khoảng 128 GB – 256GB (rẻ hơn thì có mẫu được trang bị tận 512GB nhưng sẽ phải đánh đổi thứ khác), thời lượng pin sử dụng chỉ khoảng 2 – 4 tiếng.
Nhưng với 15 triệu đó, bạn có thể tìm mua những mẫu laptop Workstation cũ có cấu hình khỏe khoắn hơn rất nhiều. Có nhiều sản phẩm có thể được trang bị tới Intel Core i5, i7 dòng H (dòng CPU hiệu năng cao của Intel), RAM có thể là 16GB, ổ cứng SSD và có thể trang bị thêm HDD thông qua việc loại bỏ ổ đĩa quang CD rồi thay bằng caddy bay có chứa HDD 2,5 inch. Có thêm card onboard trên CPU lẫn card rời được hàn chết trong mainboard giúp tăng hiệu năng xử lý đồ họa hơn nhiều so với mẫu laptop văn phòng mới thường chỉ có VGA onboard.
+ Đa dạng dòng máy
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Dell, MSI, HP, Lenovo, Asus, Acer,… nhiều phân khúc từ cơ bản đến cao cấp với các kiểu máy văn phòng, đồ họa, chơi game hay lập trình.
+ Khả năng nâng cấp
Trong laptop có 2 linh kiện phần cứng có thể nâng cấp dễ dàng nhất là ổ cứng và RAM. Để so sánh về khả năng nâng cấp, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Linh kiện có thể thay thế, nâng cấp | Laptop cũ | Laptop mới |
RAM | Ưu điểm:
Nhược điểm: RAM đời cũ, thường là chuẩn DDR2 hoặc DDR3 có tốc độ thấp hơn RAM DDR4 trên các laptop mới | Ưu điểm: Các mẫu laptop thời nay đều được trang bị RAM chuẩn DDR4 có băng thông lớn hơn nhiều so với RAM DDR 3 đổ lại trên các laptop đời cũ. Nhược điểm:
|
Ổ cứng | Ưu điểm: Hầu hết được trang bị ổ đĩa quang CD cho phép tháo bỏ để thay thế bằng khay caddy bay có thể lắp ổ cứng 2.5 inch. Nhược điểm:
| Ưu điểm: Hầu như các sản phẩm laptop mới ngày nay đều được trang bị ổ cứng SSD form M2 chuẩn NVMe có tốc độ nhanh gấp 5-7 lần so với ổ cứng SATA 2,5 inch. Một số ít mẫu laptop mới giá rẻ thì vẫn sử dụng SSD SATA M2 hoặc 2,5 inch. Nhược điểm:
|
Rủi ro
+ Ngoại hình bên ngoài máy xấu
Vỏ ngoài laptop khá bền và chắc, nhưng qua sử dụng thì khó thể tránh khỏi laptop bị trầy xước.
Bạn nên xem kỹ vỏ ngoài của máy để đảm bảo sản phẩm có sự thay đổi về ngoại hình là ít nhất, tránh các rủi ro không cần thiết như hở điện gây giật khi dùng, lỗi mạch điện bên trong bị chập,…
+ Linh kiện bên trong có rủi ro bị lỗi hoặc đã bị thay thế
+ Phần mềm, hệ điều hành có sẵn trong máy đã lỗi thời
+ Các vấn đề liên quan về pin
Mua laptop cũ thì có thể pin không còn 100% hoặc có thể đã bị thay thế vì bị chai pin. Tùy mức độ sử dụng mà tình trạng pin sẽ có sự khác nhau. Nên test kỹ, nếu không muốn phải thay lại pin, khiến bạn sẽ tốn kém chi phí hơn. ( Phương Doanh sẽ thay Pin mới 100% cho bạn trong thời gian bảo hành)
+ Nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng
+ Rủi ro về chế độ chăm sóc khách hàng của bên bán
Các yếu tố chính cần kiểm tra khi mua laptop cũ
Mua laptop cũ thì cần phải kiểm tra tất cả các bộ phận có trên máy, để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt tránh “mất tiền oan”. Dưới đây muabanlaptopcu.vn sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm khi mua laptop:
Thiết kế bên ngoài của máy
Trước khi mua laptop cũ thì ngoại hình là yếu tố đầu tiên đập vào mắt người mua. Đừng nghĩ là khi mua laptop cũ thì không cần quan tâm đến vẻ ngoài. Mua laptop cũ thì không thể tránh khỏi việc máy bị trầy xước. Nhưng ngoại hình bị móp méo, nó phản ánh việc laptop có thể bị va đập mạnh và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong.
Làm sao để kiểm tra được vấn đề này? Rất đơn giản, hãy kiểm tra thật kỹ ở bản lề, các góc máy và bề mặt xem có bị móp méo, hở viền hoặc lỏng lẻo vị trí nào không. Nếu có thì nên cân nhắc và yêu cầu đổi sang chiếc máy khác để tránh mất thời gian.
Kiểm tra ngoại hình của laptop cũ
Kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng
Sau khi đã kiểm tra ngoài hình không có gì bất thường, người dùng tiến hành kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng. Người dùng có thể kiểm tra thông tin trong BIOS hoặc sử dụng các câu lệnh trên Command Prompt hoặc Windows PowerShell để kiểm tra xem số Seri ở ngoài vỏ máy có trùng khớp với hệ thống. Từ đó, biết được phần cứng có bị tác động hay không hoặc đã bị thay vỏ ngoài chưa.
Còn nếu muốn kiểm tra cấu hình của máy có đúng với thông tin được cung cấp. Người dùng có thể vào DirectX Diagnostic Tool hoặc Settings (Windows 10) để kiểm tra tên laptop, hệ điều hành, CPU, RAM, card màn hình, hệ thống âm thanh,… một cách nhanh chóng. Tiếp đó tải phần mềm Hard Disk Sentinel để kiểm tra khả năng hoạt động của ổ cứng. Và sử dụng Windows Memory Diagnostic để kiểm tra hoạt động của RAM.
Kiểm tra thông tin và cấu hình của laptop cũ
Check tình trạng hiển thị của màn hình
Màn hình cũng là bộ phận quan trọng cần được kiểm tra kỹ, hãy xoay và nhìn máy từ nhiều góc độ để kiểm tra khả năng hiển thị có rõ nét. Đặc biệt, hãy nhìn xem màn hình có dấu hiệu trầy xước hay không, nếu nhẹ hoặc mờ thì có thể bỏ qua. Nhưng vết xước mạnh và ở nhiều vị trí thì nên cân nhắc trước khi mua. Ngoài ra, người dùng nên kiểm tra xem màn hình có bị điểm chết bằng cách chuyển nền sang màu đen. Chuyển sang màu trắng để kiểm tra các đốm sáng hoặc hở sáng quanh viền màn hình.
Kiểm tra màn hình laptop cũ
Kiểm tra chất lượng pin và bộ sạc đi kèm
Pin là bộ phận dễ hao tổn và hư hỏng nhất trên laptop. Vì vậy người dùng cần kiểm tra dung lượng pin thực tế bằng cách nhập câu lệnh lên powercfg/batteryreport lên Command Prompt. Hoặc trong lúc test thử hay để ý phần trăm pin lúc đầu và sau 30 phút sử dụng hãy kiểm tra lại. Nếu pin tụt xuống từ 10 đến 20% thì vẫn còn đang hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, người dùng cũng cần kiểm tra bộ sạc kèm theo có bị hư hỏng hay không. Bằng cách thử kết nối bộ sạc với máy và đảm bảo rằng nó vẫn có thể cung cấp nguồn điện cho laptop hoạt động bình thường.
Kiểm tra dung lượng pin
Test thử bàn phím và trackpad
Bàn phím và Trackpad được biết đến là bộ phận quan trọng để giao tiếp giữa người dùng và laptop. Vì vậy, người dùng cần cũng cần kiểm tra kỹ. Về bàn phím người dùng có thể test bằng phần mềm online Key-Test. Còn về Trackpad, hãy di chuyển tay trên khắp bề mặt để test mức độ cảm ứng. Thực hiện nhấp đôi chuột, zoom để kiểm tra về khả năng phản hồi của con trỏ chuột.
Kiểm tra bàn phím và Trackpad
Kiểm tra hoạt động của các cổng kết nối
Nhiều người mua laptop cũ nhưng thường bỏ qua kiểm tra các cổng kết nối. Nhưng điều này hoàn sai lầm, bởi nếu một trong các cổng này bị hỏng bạn sẽ không thể kết nối với thiết bị ngoại vi. Để kiểm tra chúng còn hoạt động tốt không, có thể sử dụng trực tiếp chuột, bộ sạc, tai nghe để test thử.
Kiểm tra các cổng kết nối trên laptop
Kiểm tra hệ thống Wifi, mạng Lan, Bluetooth
Để kiểm tra kết nối Wifi người dùng có thể liên kết nối với một đường truyền mạng cùng lúc với điện thoại. Nếu chậm hơn thì nên cân nhắc, vì trên các dòng laptop được trang bị bộ thu phát sóng. Chắc chắn khả năng kết nối sẽ nhanh hơn điện thoại.
Về kết nối của mạng Lan thì chỉ cần sử cắm dây mạng vào laptop và thử lướt web, xem tốc độ sử dụng. Còn đối với bluetooth thì người dùng có thể kết nối giữa laptop và điện thoại để kiểm tra. Một số dòng không có hỗ trợ thu phát bluetooth thì có thể dùng USB thu phát bluetooth để sử dụng.
Kiểm tra các tính năng đi kèm của laptop
Ngoài những bộ phận trên, người dùng nên kiểm tra qua các bộ phận khác cũng khá quan trọng như: webcam, micro, hệ thống âm thanh, cảm biến vân tay,… Nếu một trong các bộ phận trên hư hỏng nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình làm việc và học tập của người dùng.
- Muốn kiểm tra webcam có hoạt động hay không, người dùng có thể test trực tiếp bằng cách mở Camera trên laptop và chụp ảnh. Nếu hình ảnh vẫn hiển thị sắc nét, chi tiết thì Webcam vẫn hoạt động bình thường. Ngoài ra, còn có thể kiểm tra bằng phần mềm online Webcam test.
- Để test hệ thống loa trái, loa phải của laptop cũ, hãy thử mở một đoạn nhạc và di chuyển âm lượng từ nhỏ đến lớn. Nếu không bị rè hoặc mất tiếng thì hệ thống âm thanh vẫn đang hoạt động bình thường. Ngoài ra, cũng đừng quên kiểm tra cổng 3.5mm để xem nó có nhận jack cắm tai nghe không nhé!
- Tiếp đó, hãy tiến hành kiểm tra micro bằng cách bật chức năng ghi âm, mở các phần mềm nghe gọi hoặc sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói để test thử. Nhưng không phải máy nào cũng có chức năng thu âm, vì vậy nếu muốn sử dụng tính năng này hãy sử dụng jack 3.5 hoặc jack USB để thu âm thanh.
- Nếu trên dòng máy nào có cảm biến vân tay thì người dùng có thể kiểm tra tính năng này. Các nút vân tay ở một số dòng sẽ nằm dưới nút bật nguồn. Để kiểm tra, người dùng vào mục Accounts trong phần Settings để tiến hành cài đặt và test thử.
Cảm ứng vân tay trên laptop cũ
Hỏi về thông tin hỗ trợ, bảo hành với sản phẩm
Yếu tố quyết định cuối cùng để bạn sẵn sàng chi trả cho chiếc laptop cũ này đó chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng và các thông tin bảo hành của đơn vị cung cấp. Hãy hỏi nhà cung cấp về những vấn đề này, điều đó sẽ giúp bạn yên tâm và tin tưởng hơn khi mua hàng.