Đánh giá HP ZBook 15 G3
Thiết kế
HP trang bị một khung gầm hoàn toàn mới cho thế hệ thứ ba của ZBook 15 G3. Nó nhẹ hơn khoảng 0,5kg so với trước đây và cũng mỏng hơn khoảng 0,5 cm. Phần vỏ làm bằng hợp kim magiê / nhôm cực kỳ chắc chắn và không hề bị cong vênh tại bất kì điểm nào. Nắp khá mỏng nhưng có thể chịu được áp lực tốt. Bản lề được thiết kế linh hoạt cho phép mở góc tối đa khoảng 150 độ.
Hơn thế, bàn phím có khả năng chống nước tuyệt vời. Bạn có thể tưởng tượng độ ổn định của ZBook 15 G3 cũng giống như ThinkPad P50. Có một điểm đáng chú ý nữa đó là trái ngược hoàn toàn với ZBook 15 G2 thế hệ cũ, pin của ZBook 15 G3 là pin liền và không thể tháo rời.
Cổng kết nối
Cổng kết nối trên HP Zbook 15 G3 cũng được thay đổi để phù hợp với một khung gầm mới. Cạnh phải bao gồm đầu đọc SmartCard, giắc cắm tai nghe 3,5 mm, 2x USB 3.0, HDMI, 2x Thunderbolt 3 và cổng nguồn. Cạnh trái thì có khe Khóa Kensington, Gigabit Ethernet, VGA, 1x USB 3.0 nữa và đầu đọc SD.
Hiệu năng của các cổng USB là khá mạnh, cho tốc độ lên đến 323 MB / giây khi kết hợp với SSD ngoài của Samsung (SSDT1). Đầu đọc thẻ SD hỗ trợ chuẩn UHS-II và SSD AS với tốc độ lần lượt là 206 MB / s và 123 MB / s, và với Reference Card từ Toshiba (Exceria Pro UHS-II 64 GB, lên tới 260 MB / s ). Jpg điển hình. hình ảnh (dung lượng ~ 5 MB/ảnh) đã được chuyển với tốc độ 142 MB / s. .
Bàn phím và Touchpad
HP trang bị cho ZBook 15 G3 một bàn phím chiclet màu đen và một bàn phím số riêng biệt, nhưng nhược điểm ở đây là các phím điều hướng quá nhỏ và rất khó sử dụng. Bàn phím được trang bị đèn LED hai chế độ và nó sẽ mặt định tắt khi bạn bỏ tay ra trong vài giây, tuy nhiên điều này có thể khắc phục được bằng cách vào BIOS để thiết lập. Nhìn chung thì bạn sẽ có được một bàn phím tốt, nhưng so sánh với Lenovo ThinkPad P50 thì Lenovo ThinkPad P50 có lợi thế hơn ZBook 15 G3 về mặt này.
HP đã từ bỏ ClickPad và sử dụng một bàn di chuột thông thường với 3 nút chuyên dụng. Bàn di chuột có kích thước lí tưởng (10,3 x 5,9 cm) và nhận cảm ứng mượt mà, đồng thời với đó PointStick trên HP Zbook 15 G3 cũng là một giải pháp để thay thế chuột khá tốt, mặc dù độ chính xác không thể tốt được như Thinkpad của Lenovo, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm nhận được độ trễ rõ rệt khi con trỏ chuột chỉ đi theo một hướng trong vài giây.
Màn hình
Chiếc HP Zbook 15 G3 mà chúng tôi đang giới thiệu đến các bạn được trang bị màn hình FHD-UWVA (góc nhìn cực rộng), hay nói chính xác hơn là màn hình IPS với độ phân giải 1920×1080, cho mật độ điểm ảnh là 141 PPI, một con số khá ổn. Mặc dù hình ảnh không được sắc nét như những màn hình có độ phân giải cao, nhưng nhìn chung các phép đo với nó trả lại kết quả khá hoàn hảo, chẳng hạn như độ chói trung bình là gần 290 cd / m2, độ sáng 85% và tỷ lệ tương phản tốt là 900: 1, tốt hơn một chút so với phiên bản FHD và tốt hơn nhiều so với P50 ThinkPad ( Thinkpad P50 có màn hình tối hơn).
Không có vấn đề gì khi sử dụng ZBook 15 G3 ngoài trời, ngay cả trong những ngày rất nắng. Miễn là bạn có thể tránh được các bức xạ trực tiếp từ mặt trời. Nhờ độ chói tốt, pin khỏe, cũng như màn hình mờ, cho phép bạn luôn nhìn thấy những gì mà màn hình hiển thị.
Hiệu năng
Được trang bị bộ xử lý E3-1505M v5, SSD tốc độ cao và 32 GB DDR4-RAM, hiệu năng của Zbook 15 G3 là vô cùng tuyệt vời, mọi đa tác vụ hoàn toàn không hề có độ trễ và không có bất cứ vấn đề nào xảy ra.
HP ZBook 15 G3 được trang bị sẵn ổ cứng 2,5 inch hoặc M.2-SSD (SATA/NVMe), và rõ ràng bạn cũng có thể kết hợp cả hai loại này. Chiếc HP Zbook 15 G3 mà chúng tôi đang nói đến ở đây được trang bị ổ NVMe-SSD của Samsung (SM951) với dung lượng lưu trữ 512 GB – được gọi là Z Turbo Drive của HP, cho tốc độ ~ 1.500 MB / s (đọc / ghi) theo CrystalDiskMark, và ~ 1.800 MB / s (đọc) và ~ 1.200 MB / s (ghi) theo AS SSD, cho phép đọc 4K rất tốt với tốc độ gần 60 MB / s.
Nói về GPU, HP Zbook 15 G3 được trang bị Nvidia Quadro M2000M chuyên dụng được sản xuất dựa trên chip Maxwell GM 107 28nm. Lõi chạy ở tốc độ lên tới 1137 MHz (GPU-Boost) và 4 GB GDDR5-VRAM có xung nhịp 1250 MHz. Ngoài ra nó còn được trang bị card onboard Intel HD Graphics P530 phù hợp hơn cho bạn khi sử dụng các ứng dụng đơn giản hoặc ở chế độ tiết kiệm năng lượng.
Hiệu năng khi chơi game
ZBook 15 G3 với card đồ họa Quadro M2000M mạnh mẽ cho phép các bạn chơi game vô cùng mượt mà, nó được đánh giá ngang ngửa với GeForce GTX 960M. Bạn có thể tự mình trải nghiệm Rise of the Tomb Raider hay The Witcher 3 với thiết lập trung bình.
Nhiệt độ khi sử dụng
ZBook 15 G3 về cơ bản không nóng lên chút nào khi chạy không tải hay xử lý khối lượng công việc nhẹ. Nhưng các bạn nên chú ý, ở khu vực phía sau gần với tải, CPU và GPU nhiệt độ có thể lên đến 60 ° C, vì vậy bạn nên tránh đặt máy lên đùi của mình trong khi làm việc nhé!
Hơn nữa, nhiệt độ ở trung tâm bàn phím cũng có thể lên đến 40 ° C, mức nhiệt mà bạn có thể cảm nhận rõ ràng trong quá trình gõ. Trong khi đó, Lenovo ThinkPad P50 làm tốt hơn với mức nhiệt thấp hơn nhiều và khá là mát mẻ.
Thời lượng Pin
ZBook 15 G3 sở hữu một pin 9 cell với công suất 90 Wh, là một trong những chiếc máy với dung lượng pin lớn nhất cùng với Lenovo Thinkpad P50. Nó sẽ chạy được gần 14 giờ trong với thiết lập độ sáng tối thiểu, khoảng 6,5 giờ khi lướt wifi và 7,5 giờ khi xem video, một dung lượng pin tốt. Pin mất khoảng 2,5 giờ để sạc đầy.
Kết luận
HP ZBook 15 G3 với khung gầm mới vô cùng ấn tượng, được trang bị bộ xử lý Skylake hiện đại, hiệu suất tốt, chơi game mượt mà là một bản cập nhật thành công cho phân khúc máy trạm di động, nhưng đây không phải là một sản phẩm giá rẻ.